1. Bối cảnh
Mình từng làm 1 dự án liên quan đến thẩm mỹ mũi. Bên khách là một phòng khám chuyên khoa – có tính thẩm quyền nhỏ hơn bệnh viện và cũng chưa có tín hiệu gì trước đó (search tên thương hiệu không nằm trong top 5, tên bác sĩ cũng không có trong trang 1 luôn).
Sau khi tiến hành onpage sợ bộ thì mình có đăng bài. Nhưng đăng ròng rã gần 30 bài trong hơn 1 tháng, mình nhận được kết quả là 30% top 100 và 5% top 30.
Sau đó mình đã phải ngồi đánh giá tổng quan và tìm hiểu sâu hơn về EEAT – đọc chủ yếu là tài liệu https://static.googleusercontent.com/media/guidelines.raterhub.com/vi//searchqualityevaluatorguidelines.pdf này của Google.
Mình đã làm 1 cái bảng thống kê dạng như này: https://prnt.sc/I2hPUlld6yh3, https://prnt.sc/s1_76HYr3d5x (mấy chỗ có … là do mình đã xóa tên phòng khám).
2. Audit toàn bộ hệ thống social
2.1. Chuẩn bị bộ thông tin
Bộ thông tin này cơ bản bao gồm N-A-P như các bộ thông tin khác. Nhưng cần làm rõ được những điểm riêng của phòng khám và luôn luôn lặp đi lặp lại thông điệp trong bio.
Trong phần liên kết thì mình sẽ liên kết chéo các nền tảng với nhau, trong đó ưu tiên dẫn về fanpage, x, reddit, các trang hồ sơ doanh nghiệp, map và kết quả báo chí.
2.2. Đảm bảo đồng nhất thông tin
Phát sinh vấn đề này do bên phòng khám trước kia tạo rất nhiều fanpage cho phòng khám cũng như cho đội ngũ bác sĩ với thông tin không giống nhau.
Mình đã thống kê 1 lượt các nền tảng đó và giữ lại những nền tảng đạt chuẩn, nền tảng còn lại thì xóa bỏ.
2.3 Share bài
Mình có chọn khoảng 10 nền tảng để tiến hành share bài (share bằng cơm để có thể wording câu chữ, chèn link không bị cấn, bổ sung thêm ảnh cho bài share,…)
3. Audit trang chuyên gia trên website
3.1. Chuẩn bị bộ thông tin
Ban đầu trang chuyên gia khác sơ sài, chỉ có tên, tuổi rồi một vài thông tin ngắn. Sau khi nghiên cứu thêm các tài liệu và tham khảo cách wiki thể hiện thông tin về 1 chuyên gia nào đó thì mình có lên 1 bảng thông tin đầu vào và gửi để cho chuyên gia điền. Sơ bộ có:
– Tên chuyên gia
– Ngày tháng năm sinh
– Thông tin chung: dân tộc, tôn giáo, quê quán, chỗ ở hiện nay
– Chức vụ: chức vự đang nắm giữ tại phòng khám
– Trình độ học vấn: Những nơi từng theo học / đào tạo (từ cấp 3, đại học, cao đẳng, cao học,…); Ghi rõ thông tin năm; Bằng cấp, chứng chỉ tương ứng trong quá trình học; Khen thưởng trong quá trình học tập
– Kinh nghiệm việc làm (Highlight số năm làm việc, số ca phẫu thuật, báo chí nói gì về các chuyên gia): Tất cả những nơi từng công tác – từ khi nào đến khi nào (ghi rõ thông tin năm); Vị trí đảm nhận; Khen thưởng trong quá trình công tác; Số ca; Đã từng cố vấn ở đâu,…
– Giải thưởng – nếu có
– Nghiên cứu khoa học – nếu có
– Nền tảng social khác
– Thông tin khác – nếu có
3.2. Đăng tải nội dung chuyên gia lên website
Sau khi có thông tin thì mình nhờ code thay đổi giao diện 1 chút để đưa các thông tin trên vào, chủ yếu highlight được các thông tin liên quan đến trình độ học vấn và kinh nghiệm làm việc.
Hình ảnh minh hoạ sẽ chắc chắn có ảnh chuyên gia rồi ngoài ra còn ảnh chụp chuyên gia cùng khách hàng, ảnh chứng chỉ hành nghề, bằng cấp, bằng khen.
Bên dưới còn có 1 box để điền các nền tảng social chính của chuyên gia, các bài báo nói về chuyên gia.
3.3. Đăng ký hệ thống social cho chyên gia
Mình tận dụng thêm thông tin chuyên gia để đăng ký thêm 10 – 15 nền tảng social cho chuyên gia nữa. Các nền tảng này sẽ được liên kết với nhau, dẫn về trang profile chuyên gia trên website và các bài báo nói về chuyên gia.
3.4. Thêm tác giả cho các bài viết
Mình yêu cầu code thêm thông tin tên tác giả ở đầu bài và box thông tin về tác giả ở cuối bài. Trong đó tác giả là người đã duyệt và tham vấn cho bài viết của mình.
Tương tự như thế này – https://prnt.sc/uyGhjSvrGqAw
4. Audit nội dung
Với các nội dung EEAT, mình cần làm rõ tính chuyên gia trong đó. Các trích dẫn, thông tin liên quan đến định lượng, thành phần các chất,… cần có nguồn rõ ràng.
Thường mình sẽ trích nguồn theo dạng: Nguồn tham khảo: Tên bài viết – được đăng tải trên (truy cập lần cuối ngày dd/mm/yyyy) + gắn đúng link đến nguồn thông tin đó.
Luôn có câu như: **Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa. ở cuối bài viết.
Sau khi thực hiện lại 3 việc trên, mình theo dõi thì thấy khoảng tầm 3 tuần sau là tín hiệu có vẻ ổn hơn, tỷ lệ từ khóa vào top 100 gần như 100% , ngoài ra còn vào được top 3, top 5,… cũng không ít – đủ để mình nghiệm thu.
Ngoài ra lưu ý thêm:
– Chân trang nên có map, fanpage, thông tin liên hệ, giấy phép đầy đủ
– Nên có mục hoạt động doanh nghiệp/tin tức doanh nghiệp: nơi mình chia sẻ lại các bài báo đã viết về phòng khám/chuyên gia, đăng tải các tin tức hoạt động của doanh nghiệp
Lưu ý:
– Các nội dung trên dựa theo kinh nghiệm cá nhân, có thể không đúng trong mọi trường hợp.
– Nếu nói dự án thành công nhờ vào 3 hoạt động trên thì cũng không đúng hẳn bởi ngoài ra mình còn thực hiện thêm nhiều hoạt động khác: nghiên cứu kỹ SI để lên outline và bài viết, liên tục hỏi chuyên gia dưới góc độ của người dùng, xây dựng mô hình internal link bao phủ toàn bộ bài viết, offpage,…
========
- Ngoài ra mình thấy đối với các site lớn hoặc site global, mọi người có thể tham khảo thêm nha: Các bác có thể thêm các thông tin chi tiết khác như: REVIEWED BY: ; Written by: tương tự như bài viết được tư vấn bởi chuyên gia nào, họ phân chia role rất rõ ràng giữa Editor – Contributor – Author
- Tối thiểu 1 tác giả phụ trách 1 danh mục
- Số lượng followers trên social có ảnh hưởng đến việc nhận diện tác giả.
Sưu tầm
Xem thêm: