Hịch là thể văn cổ được vua chúa, tướng lĩnh và những người thủ lĩnh của phong trào, tổ chức xưa hay dùng để kêu gọi, cổ vũ mọi người. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu hịch là gì và các thể loại văn học Việt Nam từ xưa đến nay, dưới đây là thông tin chi tiết
Mục lục
1. Tìm hiểu thể loại văn học Hịch là gì?
Hịch là thể văn cổ được ứng dụng nhiều trong thời đại xưa. Đây là dạng văn được vua chúa và tướng lĩnh sử dụng nhằm kêu gọi những người dưới quyền, cổ vũ họ hăng hái tham gia chiến đấu, quét sạch quân thù.
Hịch không phải là thể văn phổ biến được sử dụng trong thời bình. Cũng như một số dạng văn đặc trưng chiếu, tấu, sớ… thể văn hịch về hình thức đa phần được viết theo lối văn tứ lục, cũng có tác phẩm được viết bằng văn xuôi hoặc dạng thơ lục bát.
Tuy vậy, lối văn tứ lục được sử dụng nhiều nhất trong bài hịch. Đây là lối viết cổ xưa ở thể văn chữ Hán với câu bốn chữ và sáu chữ chen nhau, đối không vần. Lối văn này còn được dùng nhiều trong viết tấu sớ, chiếu thư.

2. Các yếu tố cần có thể văn Hịch
Để hiểu rõ hơn hịch là gì bạn cần tìm hiểu về cấu trúc và giọng văn của dạng bài này. Ngoài ra, nắm rõ những ví dụ về các bài hịch nổi tiếng của cha ông ta sẽ giúp bạn tìm hiểu được sâu hơn về áng văn này.
2.1 Ví dụ về các bài hịch hay bạn cần biết
Đây là dạng văn chỉ dành cho vua chúa, tướng lĩnh được viết theo hướng văn xuôi cổ với giọng văn mạnh mẽ và hùng hồn. Trong lịch sử văn học nước nhà, chúng ta đã thấy nhiều bài hịch nổi tiếng cho đến tận bây giờ, phải kể đến như:
- “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn: Đây là bài hịch nổi tiếng gắn liền với nhiều thế hệ học sinh. Hịch tướng sĩ có giọng văn hùng hồn, lời kêu gọi mạnh mẽ đến các quân sĩ giúp họ có thêm ý chí và niềm tin đánh thắng giặc ngoại xâm
- “Hịch đánh quân Thanh” của Quang Trung
- “Lời kêu gọi tổ quốc kháng chiến” và “Không có gì quý hơn Độc lập – Tự do” của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Khác với những bài hịch hùng hồn kể trên, hai bài văn của bác Hồ gần gũi và phù hợp với đại đa số người dân thời bấy giờ. Đây là các bài hịch được Bác viết trong thời điểm Pháp, Mỹ xâm lược gửi đến đồng bào kêu gọi cả nước cùng tham gia đánh giặc.
2.2 Cấu tạo chuẩn của một bài hịch
Kết cấu của bài hịch có thể thay đổi tùy theo nghệ thuật lập luận của người viết và mục đích của bài viết đem lại. Tuy nhiên, nhìn chung cấu tạo của một bài hịch chuẩn sẽ cần bao gồm các phần sau:
- Phần mở đầu: Nêu rõ tính chất vấn đề và mục đích của bài viết
- Phần thứ hai: Các bài hịch thường nêu những truyền thống vẻ vang có trong sử sách hoặc gương các vị anh hùng gây sự tin tưởng
- Phần thứ ba: Phân tích phải trái, nêu tình hình đất nước và tạo lòng căm thù giặc ngoại xâm
- Phần kết: Nêu chủ trương của chiến dịch và kêu gọi đứng lên khởi nghĩa
3. Điểm danh các thể loại văn học Việt Nam hiện nay
Ngoài thể loại hịch, văn học Việt Nam có nhiều những cách viết khác và mỗi thể loại sẽ phản ánh cuộc sống theo những cách thức riêng biệt. Cho đến nay, hệ thống văn học dân gian của nước ta bao gồm: truyện thần thoại, sử thi, truyện ngụ ngôn, truyện cổ tích, ca dao, tục ngữ, thơ, câu đố, chèo…
Trong bài viết này, chúng ta chỉ bàn về những thể văn thường xuyên được áp dụng trong cuộc sống hàng ngày hoặc các đề thi hàng năm như sau:
3.1 Thể loại tự sự
Thể loại tự sự sẽ bao gồm các dạng văn như:
- Thần thoại: Dạng truyện dựa theo sự kiện có thật được thêm bớt hoặc tưởng tượng hoàn toàn về loài vật, các vị thần nhằm giải đáp các hiện tượng kỳ lạ theo quan niệm vạn vật đều có linh hồn
- Truyền thuyết: Truyện kể về những sự kiện lịch sử hay nhân vật có tiếng nói để thể hiện thái độ về nhân vật và sự kiện đó. Truyền thuyết thường có yếu tố kỳ ảo, hoang đường để thu hút người đọc
- Truyện cổ tích: Dòng truyện kể về những nhân vật quen thuộc thể hiện các triết lý trong cuộc sống như ở hiền gặp lành, ác giả ác báo
- Truyện cười: Truyện thường kể về các thói hư tật xấu mang ý nghĩa châm biếm cái xấu, ca ngợi trí tuệ con người
- Truyện ngụ ngôn: Kể về đồ vật, loài vật hoặc con người gửi gắm các bài học và lời giáo huấn thường được viết theo lối cường điệu hóa
3.2 Thể loại chính luận
- Một số thể loại chính luận thường gặp như:
- Hịch: Thể văn cổ kêu gọi quân lính tham gia đánh giặc
- Cáo: Thể văn nhà vua ban bố, thông báo cho toàn thể thân dân
- Chiếu: Dùng để nhà vua ban bố mệnh lệnh cho thái tử, quân thần
- Biểu: Bề tôi dùng để dâng vua
- Bài phê bình: Thể văn bàn bạc, đánh giá về một vấn đề nào đó
- Báo cáo: Thể văn tổng kết, đánh giá về kết quả hoặc hoạt động
Bài viết này là những chia sẻ về Hịch là gì cùng những vấn đề liên quan có thể bạn đang quan tâm. Hy vọng đây sẽ là kiến thức bổ ích giúp bạn hiểu hơn về nền văn học nước nhà.