1. Thiết kế một website có nền tảng tốt, tối ưu tốc độ cơ bản đạt hơn 90 điểm theo PageSpeed Insights của Google. Công việc thiết kế web, tôi thường kết hợp với một bên khác làm vì họ chuyên nghiệp hơn mình.
2. Thỏa thuận với khách hàng về một số từ khóa chính và cơ bản, thường dựa trên dịch vụ/sản phẩm chính hiện tại và dịch vụ/sản phẩm tương lai mà khách hàng muốn tung ra thị trường. Số lượng từ khóa chính ban đầu thường dao động trong khoảng 100 – 150 từ khóa. Bắt đầu từ nền tảng này, team sẽ nghiên cứu để tạo ra một danh sách khoảng 4.000-5.000 từ khóa liên quan, sau đó phân bổ thành các nhóm chủ đề và bắt đầu viết bài.
3. Một team bao gồm 04 thành viên: 01 bạn viết bài, 01 bạn biên tập, 01 bạn tối ưu SEO trên bài viết, 01 bạn thiết kế và kiêm luôn phụ trách đăng bài trên Wesbite (đại ý là kiêm luôn quản lý Web). Trong 04 bạn, thì có 03 bạn là hoàn toàn làm việc trên file Word hoặc Google Docs, chỉ có 01 bạn làm việc trên Web. Mỗi một ngành nghề/dự án Web thì tôi sẽ sử dụng một cấu trúc bài viết, bố cục riêng để áp dụng một cách thống nhất. Do đó, viết 1 bài hay 1.000 bài thì đều có cùng một cấu trúc trình bày giống nhau, nhưng Web này sẽ không giống với Web khác.
4. Các bài viết giai đoạn ban đầu, mang tính chuyên môn/chuyên ngành, trung bình từ 2.000 – 3.000 từ. Sẽ có khoảng 100 bài đặc biệt, số lượng có thể lên đến 20.000 – 30.000 từ/bài, các bài này vốn được tạo ra không phải để cho người dùng đọc, nên cũng không quan tâm dài quá thì không ai đọc. Các bài giai đoạn sau, mang tính thương mại, bắt trend, trung bình từ 1.000 – 1.500 từ. Team sẽ có 5 giai đoạn để triển khai nội dung kiểu như vậy, mỗi giai đoạn đều có mục đích cụ thể và số lượng từ trong bài sẽ khác nhau.
5. Các bài viết rất được chú trọng đầu tư về phần nhìn, hình ảnh. Sử dụng hình ảnh chất lượng cao, sắc nét, rõ ràng, cần thiết thì mua hình ảnh stock. Mỗi một heading đều phải có hình minh họa phù hợp. Hình minh họa đối với mỗi bài là phải riêng biệt, không sử dụng lại ở bài khác. Do đó, phần công việc của bạn đảm nhận vị trí thiết kế tương đối là nhiều.
6. Trước đây, team thường viết khoảng 100 bài sẽ đăng bài một lần, tương đương với 500 trang Google Docs. Còn hiện tại thì viết 500 bài mới đăng một lần, tương đương khoảng 2.500 trang Google Docs, điều này là để hạn chế phải quay lại để sửa chữa nhiều. Sửa bài trên Docs đơn giản và nhanh hơn là sửa trên Web, và không tạo thêm việc cho người quản lý Web. Ví dụ, kiến thức của team khi bắt đầu viết bài số 1, so với kiến thức khi viết đến bài số 500 là có độ chênh lệch lớn. Do đó, khi viết đến bài 500 sẽ nhận thấy lỗ hổng kiến thức/thông tin ở các bài trước lớn quá, thậm chí là sai, do đó phải quay lại để cập nhật, bổ sung cho chính xác.
7. Sau khi đăng bài tôi cũng không làm thêm thao tác gì khác. Ví dụ, không submit hay ép cho Google phải index bài viết, mà để quá trình này diễn ra một cách tự nhiên. Khoảng 2-3 tuần quay lại kiểm tra thì thấy đã được index rồi. Và cũng không có một cái backlink nào cả. Cho nên có thể nói là từ khóa được lên đoạn trích nổi bật, top 1, top 2 mà không hề sử dụng đến backlink. Điều này sẽ khác với những gì chúng ta thường nghe và đọc thấy.
8. Về việc sử dụng AI để viết bài. Tôi không khuyến khích cũng không lạm dụng. AI cung cấp thông tin cũng chưa phải là chính xác hoàn toàn. Và với quy trình, 01 bạn chuyên viết bài, 01 bạn biên tập, 01 bạn tối ưu SEO thì chỉ có bạn đầu tiên là có thể sử dụng AI trong công việc. Khâu biên tập thì không sử dụng AI, và đóng vai trò rất quan trọng.
9. Người biên tập phải sâu chuỗi, hệ thống được thông tin, kiến thức của 500 bài, phải nhận ra là tại sao cùng một vấn đề mà bài 1 nói một kiểu, bài 10 nói kiểu khác. Xử lý các phương ngữ, ví dụ nếu xem Web là một chủ thể, sử dụng ngôn ngữ miền Nam thì phải sử dụng “trái cây”, “xà bông”, “ly” thay cho “hoa quả”, “xà phòng”, “cốc”… cùng một Web mà bài thì sử dụng “trái cây”, bài lại dùng “hoa quả” thì không ổn. Rồi bổ sung các cặp quan hệ từ, mỗi một Web sẽ có một bộ cặp quan hệ từ khác nhau, khi sử dụng một cách thống nhất sẽ góp phần tạo nên giọng văn chung. Kế đến, khâu tối ưu SEO on-word (không phải on-page), bạn sẽ tạo sự liên kết giữa các bài, viết các câu dẫn dắt, sao cho để giới thiệu đến chủ đề khác một cách hợp lý, hoặc là phát hiện ra trong bài số 10, có một cái ý rất là hay mà bài số 1 có nhắc đến nhưng không được đầy đủ, thì bạn làm sao đó cho hai bài có thể bổ trợ nội dung cho nhau. Tương tự, bạn thao tác cho cả 500 bài.
10. Nhìn chung, team của tôi thiên về viết content và không sử dụng thêm thủ thuật nào cả. Trải qua rất nhiều đợt Google Update đều không bị ảnh hưởng, cũng không quan tâm là trong một năm Google Update bao nhiêu đợt. Với cách làm này, tôi không phụ thuộc vào guest post/backlink thay vào đó chỉ tập trung làm nội dung sao cho hoàn thiện nhất có thể. Nghĩa là thay vì tập trung nhiều về những điều bên ngoài và bị phụ thuộc, team tập trung vào nội lực.
Tóm lại, có nhiều cách làm SEO, có nhiều con đường khác nhau để mình đạt được mục tiêu. Chúc các bạn thành công với các dự án SEO và bền vững.
Sưu tầm
Xem thêm:
- Tổng hợp Tool MMO mới nhất 2024
- 10 cách tối ưu Shopify để tăng tỷ lệ chuyển đổi từ 1% lên 3-5% mà có thể các bạn chưa biết.
- NGÁCH KÉO TRAFFIC BÁN HÀNG US VÀ 1 VÀI MẸO NHỎ DROPSHIP
- 4 bước SEO tìm kiếm Facebook để có kết quả TOP 3
- Một bản chiến lược marketing bài bản gồm những gì
- 2 Keywords biến ChatGPT trở thành 1 chuyên gia thực thụ